[ Nha Trang Travel ] Tham quan viện hải dương học Nha Trang
Nằm trên đường Trần Phú, trên một khu đất cao ráo, rộng rãi, ngay cạnh cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố 6 km theo hướng Đông Nam, Viện Hải dương học được thành lập vào năm 1923, đong thời với bảo tàng Hải dương học Nha Trang, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu tiềm năng biển nhiệt đới, ra đời sớm nhất ở Việt Nam.
LỊCH SỬ THÀNH LẬP
Viện Hải dương học Nha Trang được xem là cơ quan lưu giữ hiện vật và nghiên cứu biển lớn nhất Đông Nam Á với trên 11.000 tiêu bản về hải sản. Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Nghề cá Đông Dương - tiền thân của Viện Hải dương học ngày nay đã được thành lập. Do nằm trên khu đất cao ráo, có vị trí rất thuận lợi để hình thành một viện nghiên cứu biển ở Việt Nam, bởi bờ biển Nha Trang thuộc loại sâu nhất, chứa đựng đầy đủ các tầng, các lớp và các loài động thực vật biển của vùng Đông Nam Á nên nơi đây được xem như là viện bảo tàng sinh vật biển, là nơi lưu trữ lớn nhất và đầy đủ nhất về các sinh vật biển ở Việt Nam. Tại đây có trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt được sưu tầm, gìn giữ từ bao năm qua bên cạnh những sinh vật điển hình được nuôi thả trong bể kính.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải dương học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1.100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%. Qua đó, có thể thấy được Viện hải Duong dương Học Nha Trang đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước.
Viện Hải Dương học có một bộ xương cá voi khổng lồ dài tới khoảng 26 mét, cao 3 mét, với 48 đốt sống được phục chế nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và phục vụ du khách tới thăm viếng. Bộ xương này được tìm thấy ngày 8 tháng 12 năm 1994 tại huyện Hải Hậu, tỉnh Hà Nam trong lúc đào mương làm thủy lợi và được đưa về trưng bày tại đây năm 1995. Bên cạnh đó, Viện còn trưng bày bộ xương bò biển (dugon) chết ngày 22 tháng 1 năm 1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo) và được vườn quốc gia Côn Đảo chôn cất, bảo quản. Bộ xương dài 273 cm, nặng 300 kg, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vườn quốc gia Côn Đảo tặng tháng 11 năm 1997.
Một số loài cá trưng bày tại Viện Hải dương học Nha Trang.
- Cá ngát: phân bố ở châu Phi, Ấn Độ, Hồng Hải, Malaysia, Philipin, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Kích thước tối đa là 32 cm. Cá tìm thức ăn trong nền đáy nhờ những gai xúc giác nhỏ trên râu. Trên vây lưng và vây ngực cá còn có những chiếc gai rất nhọn mang độc tố, khi chích sẽ gây ra vết thong song tấy và đau nhức. Cá sống thành đàn, khi gặp nguy hiểm, đàn cá cuộn lại thành một khối cầu to.
- Cá sơn đá: gặp ở tất cả các vùng biển nhiệt đới, kích thước tôí đa là 32 cm. Đặc điểm: loài cá nay chỉ hoạt động vào ban đêm, ban ngày cá ẩn nấp trong những khe đá, hang hốc. Cá có thể phát ra những tiếng “click” rất rõ (có lẽ để liên lạc vơí nhau).
- Cá chình: phân bố ở các vùng nhiệt đơí và ôn đới, kích thước tối đa là 3 mét. Đặc điểm: cá hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng chui rúc trong các hang hốc hay vùi mình trong cát. Những con lớn có răng rất sắc nhọn, có thể tấn công người.
- Cá vệ sinh: phân bố ở Úc, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, kích thước tối đa 14 cm. Đặc điểm: những loài cá dù to lớn hay hung dữ thế nao đi nữa thì đứng trước cá vệ sinh đều tỏ ra rất hiền lành, ngoan ngoãn. Chúng chuyên ăn các phần thịt thối rữa, làm sạch vết thương và ăn các loại ký sinh trùng bám trên mang, da, trong miệng các loài cá khác.
- Cá bò hỏa tiễn: phân bố ở Úc, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, kích thước tối đa là 60 cm. Đặc điểm: lớp da cá rất dày, miệng nhỏ nhưng có những chiếc răng rất khỏe nhờ đó có thể ăn được những sinh vật có vỏ cứng như cua, sò, cầu gai, vẹm... Lớp da dưới ngực cá có khả năng giãn ra làm cho kích thước cá tăng đáng kể để hăm dọa kẻ thù.
- Cá nóc : phân bố ở biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Thaí Bình Dương, kích thước tối đa là 90 cm. Đây là nguyên liệu chính để làm món “sushi fugu” rất được ưa thích tại Nhật. Tuy nhiên một số loài cá nóc mang độc tố tetrodotoxin cực mạnh, chỉ cần ăn phải một lượng rất nhỏ cũng có thể tử vong. Cá có thể phình to khi gặp nguy hiểm.
- Cá mặt quỷ: phân bố ở Úc, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, kích thước tối đa 35 cm. Cá có hình thức ngụy trang đặc biệt nên còn gọi là cá đá. Những chiếc gai trên lưng và hậu môn gây độc tố cực mạnh gây hôn mê thậm chí tử vong. Tuy nhiên thịt cá không có độc và lại rất ngon được xem là đặc sản.
- Hải sâm: phân bố rất rộng, có thể tìm thấy ở tất cả các vùng biển, ở mọi độ sâu. Khi bị tấn công nó phun ra hầu hết các phần nội tạng làm thức ăn cho kẻthù, phần đã mất sẽ được tái tạo lại sau 20 ngày. Một số loài là thức ăn tốt.
Tuy vậy, với nhiệm vụ nghiên cứu biển trong tương lai, Viện Hải dương học Nha Trang luôn luôn tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý khoa học cả về hai mặt lượng lẫn chất với những trang thiết bị hiện đại nhất, để đáp ứng được nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước.
Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ ngày 14 tháng 9 năm 1922 cho tới nay, qua gần một thế kỷ hoạt động và phát triển, Viện Hải dương học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục, khai thác và bảo vệ biển.
Xem thêm: Mua trả góp
Xem thêm: Review mua sắm
Nguồn : http://nhatrangtravel.com.vn/tham-quan-vien-hai-duong-hoc-nha-trang-12.html